Chăm sóc làn da sau khi nặn mụn thế nào đúng khoa học nhất
Ngày:20/05/2022 lúc 11:09AM
Chuyện chăm sóc da sau mụn, đặc biệt sau khi nặn mụn rất quan trọng. Nếu thực hiện sai phương pháp thì sẽ có nguy cơ cao để lại vết thâm, sẹo rỗ hay nhiễm trùng. Chính lý do đó, Hana Spa muốn mang đến bạn những phương pháp chăm sóc da tốt nhất sau khi nặn mụn để có được những kết qủa hồi phục da tốt nhất.
Một số tình trạng có thể xảy ra sau khi nặn mụn
. Sẹo mụn: Dùng lực nặn mạnh dễ làm lớp da bên dưới bị tổn thương, dẫn đến sẹo mụn.
. Nguy cơ nhiễm trùng: Vùng da nặn mụn có nguy cơ cao bị vi khuẩn xâm nhập sinh ra mụn đỏ sưng tấy hoặc có thể chảy mủ.
. Vết thâm mụn: Sau khi nặn mụn, vết thâm mụn là tình trạng dễ đi theo. Chính nguy cơ viêm nhiễm sẽ làm vùng da mụn tăng sắc tố khiến thâm và tối màu hơn vùng da bình thường.
. Dễ bị mụn mọc lại nghiêm trọng hơn: Ở vị trí nặn, mụn có thể mọc đi mọc lại nhiều lần về sau nhưng ở mức độ nặng hơn.
Vậy làm gì để chăm sóc làn da an toàn nhất sau khi nặn mụn?
5 cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
Nếu bạn đã lỡ hay có ý định nặn mụn thì sau khi nặn mụn nên thực hiện những điều này để có thể chăm sóc da tốt nhất, hạn chế gặp phải các tình trạng như trên.
1. Xử lý an toàn sau khi nặn mụn
Nặn mụn dễ gây ra vết thương hở chảy máu khi nhân mụn bị lấy đi, do đó thật sự cần phải giữ vệ sinh khu vực này. Nếu chảy máu nhiều sau khi nặn mụn nên dùng khăn giấy hoặc khăn mặt sạch ấn nhẹ lên mặt một lúc cho máu ngừng chảy.
Không đưa tay lên mặt, rửa tay sạch khi chạm vào vết mụn, giữ vệ sinh đầu tóc, mền gối, che chắn kỹ lưỡng khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc bụi bẩn, ánh nắng mặt trời hay tránh đổ mồ hôi,... là những vấn đề vệ sinh da bạn cần lưu ý.
2. Giữ ẩm cho da
Trong những ngày đầu sau khi nặn, bạn nên tập trung hơn cho bước dưỡng ẩm da. Do lúc này da khá nhạy cảm nên các sản phẩm dưỡng ẩm cũng cần dịu nhẹ và đơn giản (bạn có thể cân nhắc tạm ngưng dùng kem dưỡng chống lão hóa trong giai đoạn này).
3. Tránh dùng sản phẩm dễ gây kích ứng
Dùng tẩy tế bào chết, mỹ phẩm hay các sản phẩm skincare có chứa vitamin C có thể gây châm chích hoặc các kích ứng khác cho da sau khi nặn mụn. Như đã nói, bạn chỉ cần sử dụng kem dưỡng ẩm và kèm thêm sữa rửa mặt dịu nhẹ là đủ cho da trong thời gian “dưỡng thương” này. Nếu muốn trang điểm, đừng nên thoa trực tiếp lên vùng da đang lành mà trước đó hãy thoa lót một lớp mỏng kem/ gel trị mụn hoặc dùng thêm miếng dán mụn.
Nên cẩn trọng với mọi sản phẩm khi da vừa nặn mụn.
4. Không cạy lớp vảy mụn
Thông thường trong vòng 1 tuần, các nốt mụn nặn đi sẽ bắt đầu đóng vảy. Nhưng bạn đừng “ngứa tay” mà vội vàng cạy bỏ lớp vảy đóng mài này nhé, nếu không sẽ khiến mọi thứ tệ hơn. Cần hạn chế càng nhiều càng tốt việc tiếp xúc với vùng da đang lành, như vậy mới có thể ngăn được thâm mụn. Khi cần thiết, lớp vảy sẽ tự bong ra trong lúc rửa mặt.
5. Uống đủ nước, ngủ đủ giấc
Ăn uống hạn chế đồ cay nóng, chất kích thích, không thức khuya kết hợp vận động đều đặn cũng góp phần quan trọng trong việc dưỡng da sau khi nặn mụn.
Vậy sau khi nặn mụn, để ngăn ngừa mụn trở lại và giúp đều màu da, bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên như tinh dầu tràm trà, bạc hà, trà xanh, bột nghệ, mật ong, cà chua, sữa chua, nha đam... sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm, kích thích phát triển tế bào da mới để dưỡng da mềm mại, ngăn ngừa vết thâm.
Sản phẩm dưỡng ẩm nào tốt cho làn da sau nặn mụn?
Việc lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm cho da sau nặn mụn vô cùng quan trọng. Nó giúp da hồi phục tốt hơn, an toàn hơn và đảm bảo rút ngắn thời gian hồi phục nhất.
Serum dưỡng ẩm sau khi nặn mụn mà Hana Spa sử dụng cho khách hàng của mình nhiều năm nay có thể làm được điều đó với những công dụng đặc biệt:
. Tăng cường dưỡng ẩm cho da, giúp da luôn đủ ẩm và không bị khô.
. Tăng cường đàn hồi cho da mang lại làn da săn chắc hơn.
. Cải thiện sức khoẻ làn da, ngăn ngừa lão hoá vượt trội.
Nặn mụn không nên là thói quen hằng ngày, các chuyên gia da liễu không khuyến khích làm việc này nhiều lần. Với một vài nốt mụn nhỏ, bạn có thể tự nặn ở nhà; tuy nhiên với nốt mụn lớn hay số lượng mụn nhiều thì nên đến các cơ sở da liễu uy tín để thực hiện cũng như gặp chuyên da để có những lời khuyên chăm điều trị và sóc da phù hợp hơn.